Bối cảnh ra đời của chương trình

06/2012

Tại Hội nghị Phát triển bền vững Rio+20 ở Brazil, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc đã đưa ra sáng kiến về Chương trình “Không còn nạn đói” nhằm thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững Thiên niên kỷ 2 (MDG 2) về đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo

14/01/2015

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Lễ Phát động khởi động CTHĐ Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam

12/05/2016

Thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia giai đoạn 2016-2025 do Phó thủ tướng làm Trưởng ban

12/06/2018

Thủ tướng ký ban hành QĐ số 712/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về Chương trình “Không còn nạn đói”

Ban chỉ đạo quốc gia và văn phòng thường trực

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu chung của Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025

Đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với Tổ chức Liên hợp quốc.

Cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng hợp lý quanh năm

1

Giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 02 tuổi

2

Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững

3

Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập

4

Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm

5

NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

CTHĐQG “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 gồm 68 nội dung, cụ thể:

- 52 nội dung đang được thực hiện;

- 16 nội dung cần được xây dựng mới (Bộ Y tế 07, Bộ Nông nghiệp và PTNT 05, Bộ Công thương 01, Bộ Thông tin truyền thông 02, Bộ Kế hoạch và đầu tư 01).

Nội dung 1, GỒM CÁC NHIỆM VỤ :

1. xác định nhu cầu dinh dưỡng cho các độ tuổi trong gia đình. gồm 7 hoat động,

2. Thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sinh thái của mối địa phương/vùng. gồm 4 hoat động.

3. Đảm bảo ổn định lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Gồm 03 hoat động.

Nội dung 2, GỒM CÁC NHIỆM VỤ :

1. Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ từ khi còn trong bụng mẹ đến trước 02 tuổi. gồm 7 hoat động

2. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cả mẹ và con. gồm 4 hoat động,

3. Đảm bảo ổn định cho các đối tượng ưu tiên. Gồm 06 hoat động.

4. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiếp cận dịch vụ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ. Gồm 09 hoat động

5. Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát và cảnh báo nguy cơ dinh dưỡng. Gồm 05 hoat động

Nội dung 3, GỒM CÁC NHIỆM VỤ :

1. Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm. gồm 4 hoat động

2. Xây dựng năng lực cảnh báo, dự báo để chủ động phòng tránh giảm nhẹ thiên tai. gồm 02 hoat động

3. Phát triển hệ thống cung ứng và tiêu dùng Lương thực, thực phẩm bền vững. Gồm 03 hoat động.

Nội dung 4, GỒM CÁC NHIỆM VỤ :

1. Tăng thu nhập cho hội sản xuất nhỏ và giảm nghèo bền vững . gồm 05 hoat động.

2. Phát triển kinh tế hợp tác, htx trong nông nghiệp. gồm 03 hoat động.

3. Xây dựng năng lực cảnh báo, dự báo để chủ động phòng tránh giảm nhẹ thiên tai. gồm 02 hoat động.

Nội dung 5, GỒM CÁC NHIỆM VỤ :

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách giảm tổ thất sau thu hoạch.

2. Ứng dụng khcn vào sản xuất giảm tổn thất, lãng phí. Đẩy mạnh tuyền truyền chống lãng phí.

3. Tăng cương năng lực chế biến, kiếm soát an toàn thực phảm, dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong sản xuất lttp.

Kế hoạch triển khai

Mô hình điểm

Năm 2019 sẽ tiến hành xây dựng 03 mô hình điểm tại 03 tỉnh Lào Cai, Quảng Ngãi, Trà Vinh để triển khai phương pháp, cách làm và phân công tổ chức thực hiện;

Từ đó đánh giá, tổng kết, tài liệu hóa để nhân rộng ra các xã của 28 tỉnh có huyện nghèo (mỗi tỉnh lựa chọn 1 thôn/xã) vào năm 2020.